Đơn giản gọi Tủ điện công nghiệp là các tủ điện được sử dụng trong tất cả các ngành công nghiệp. Vậy tủ điện công nghiệp khác gì so với tủ điện dân dụng?
Ảnh minh họa: Tủ điện tổng
Tủ điện công nghiệp ứng dụng trong ngành sản xuất công nghiệp đòi hỏi tủ điện làm việc bề bỉ, ổn định, liên lục, chính xác trong thời gian dài ngoài hiện trường (như ngoài trời, trong các xưởng sản xuất, nhà máy, khu công nghiệp, thương mại, toàn nhà cao tầng….), Tủ điện công nghiệp chịu được môi trường bụi, rung, hóa chất ăn mòn, nước, nhiễu cao, công suất lớn…từ mạng điện lưới hạ thế đến cao thế. Còn đối với các tủ điện dân dụng thì đơn giản là các tủ điện đơn sử dụng mạng điện hạ thế 220VAC, 1 pha, 50Hz, công suất thấp, tiêu chuẩn lắp tủ điện cũng không khắt khe thường áp dụng đến chuẩn IP25, giá tiền tủ điện do đó thấp hơn so với các tủ điện công nghiệp. Tuy nhiên sự phân biệt này cũng mang tính chất tương đối, nhấn mạnh 1 điểm là tủ điện công nghiệp phải được thiết kế và lắp ráp theo các tiêu chuẩn công nghiệp mà quốc tế đưa ra, cụ thể như sau:
(1) Điện thế vào/ra: 1 pha 220VAC và 3 pha 380VAC, dòng điện định mức: 10 ÷ 6300A, dòng cắt: 5 ÷ 100kA, tần số: 50/60Hz.
(2) Tiêu chuẩn lắp tủ: IEC 60439-1: áp dung cho lắp ráp tủ điện, IEC 60947-2: áp dụng cho thiết bị đóng cắt hạ thế, IEC 61641: Tiêu chuẩn ngăn ngừa sự cố hồ quang, IEC 60529: Tiêu chuẩn về cấp bảo vệ.
(3) Vỏ tủ điện công nghiệp: Tủ điện có thể có 1 hay 2 lớp cửa, bề mặt sơn tĩnh điện hay nhuộm, vật liệu là thép cán nguội, thép cán nóng, tráng kẽm, Inox, dầy 1-3mm, có thể lắp trên sàn hay treo tường. Thanh đồng cái được chế tạo bằng vật liệu đồng đỏ có độ dẫn điện cao. Có thể sử dụng vật liệu bằng nhôm. Hệ thống giá đỡ được chế tạo tờ vật liệu cách điện tổng hợp có sợi thủy tinh để chống cháy.
(4) Kích thước tủ (H x W x D):
Loại 1: 2200 x 1800 x 800 mm
Loại 2: 2000 x 1600 x 600 mm
Loại 3: 1800 x 1200 x 500 mm
Loại 4: 1050 x 600 x 400 mm
Loại 5: 1000 x 500 x 320 mm
Loại 6: 1000 x 490 x 300 mm
Loại 2: 2000 x 1600 x 600 mm
Loại 3: 1800 x 1200 x 500 mm
Loại 4: 1050 x 600 x 400 mm
Loại 5: 1000 x 500 x 320 mm
Loại 6: 1000 x 490 x 300 mm
(5) Cấp bảo vệ IP (ingress protection): là tiêu chuẩn của lớp vỏ tủ/máy bảo vệ thiết bị chống xâm nhập của bụi bẩn và nước. Cấp bảo vệ thường được ký hiệu bằng "IP" và theo sau với 2 con số chỉ mức độ bảo vệ của lớp vỏ, trong đó:
- Số thứ thứ nhất bảo vệ khỏi sự xâm nhập của các thể rắn, bụi: 0 (không bảo vệ), 1 (Các vật thể có đường kính lớn hơn 50mm), 2 (Các vật thể có đường kính lớn hơn 12mm), 3 (Các vật thể có đường kính lớn hơn 2.5mm), 4 (Vật thể có kích thước nhỏ nhưng đường kính lớn hơn 1mm), 5 (Không bảo vệ hoàn toàn, nhưng lượng bụi xâm nhập không ảnh hưởng đến sự hoạt động của thiết bị), 6 (Bảo vệ hoàn toàn trước sụ xâm nhập của bụi).
- Chỉ số thứ 2 bảo vệ khỏi sự xâm nhập của nước và các loại chất lỏng: 0 (không bảo vệ), 1 (Nước nhỏ thẳng đứng), 2 (Nước phun theo góc dưới 15 độ từ phương thẳng đứng), 3 (Nước phun theo góc dưới 60 độ từ phương thẳng đứng), 4 (Nước phun theo tất cả các hướng), 5 (Vòi phun nước áp suất thấp từ tất cả các hướng), 6 (Vòi phun áp suất cao tất cả các hướng), 7 (Bị nhúng nước tạm thời 15cm đến 1m), 8 (Chìm trong nước thời gian dài, áp suất cao).
- Trường hợp IP có thể đi kèm với chỉ số thứ 3 khi chỉ độ chắc chắn của lớp vỏ bảo vệ chống lại lực tác động từ bên ngoài: 0 (không bảo vệ), 1(chịu lực tác động của vật 150g thả từ độ cao 15cm), 2 (chịu lực tác động của vật 250g thả từ độ cao 15cm), 3 (chịu lực tác động của vật 250g thả từ độ cao 20cm), 4 (chịu lực tác động của vật 500g thả từ độ cao 40cm), 5 (Tác động của vật 610g thả từ độ cao 1m), 6 (Tác động của vật 2000g thả từ độ cao 1m).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét