Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022

Công dụng của thang máng cáp

Hệ thống thang máng cáp dùng để sắp xếp quản lý các loại cáp điện, dây điện, cáp tín hiệu, cáp mạng,... của công trình để tối ưu hóa chất lượng của hệ thống. Được sắp xếp và tổ chức gọn gàng dễ dàng tìm kiếm bổ sung, thay thế, bảo trì hay xử lý sự cố. Hệ thống thang máng cáp còn mang lại sự an toàn khi vận hành, tiết kiệm không gian, chi phí nguyên vật liệu, thời gian và chi phí lắp đặt, bảo dưỡng.

Thang máng cáp giúp bảo vệ an toàn cho cáp và người khi thi công, loại trừ rủi ro rách hoặc xước vỏ cáp trong máng cũng như không gây tổn thương cho người thi công. Hình dạng thang máng cáp đơn giản và chắc chắn nên dễ dàng di chuyển trong công trình. Các phụ kiện da dạng, dễ dàng tháo lắp và thao tác chỉ cẩn bằng tay nên rút ngắn thời gian thi công.

Hệ thống thang máng cáp điện

Hình ảnh: Mô phỏng hệ thống thang máng cáp điện

 

Các loại thang máng cáp:

-   Thang máng cáp sơn tĩnh điện: Thường lắp đặt cho các công trình ở trong nhà, thang máng cáp được làm bằng tôn và sơn tĩnh điện.

-   Thang máng cáp mạ kẽm điện phân: Thường lắp đặt cho các công trình ở ngoài trời (out door) hoặc ở những nơi có môi trường mà kim loại dễ bị tác động ăn mòn, rỉ sét.

-   Thang máng cáp mạ kẽm nhúng nóng: Thường được lắp đặt cho các công trình ở ngoài trời (out door) hoặc những nơi có môi trường mà kim loại dễ bị tác động rỉ, ăn mòn để đảm bảo kết cấu vững chắc và độ bền với thời gian.

-   Thang máng cáp Inox: độ bền rất cao không bị tác động của môi trường nên được sử dụng ở những nơi đặc biệt có yêu cầu cao.

 

Vỏ tủ điện

Vỏ tủ điện dùng để chứa các thiết bị điện như Aptomat, cầu dao, biến thế, biến áp, đồng hồ đo điện, bộ điều khiển...vvv ở trong nhà máy cũng như các công trình dân dụng. Vỏ tủ điện được thiết kế và sản xuất theo các tiêu chuẩn công nghiệp, cũng thường được gọi là vỏ tủ điện công nghiệp. Loại vỏ tủ thông thường có dạng hình chữ nhật, có 1 hoặc 2 lớp cánh, thường cánh trong vỏ tủ điện 2 lớp cánh hoặc cánh tủ 1 lớp được khoét lỗ để gắn đồng hồ đo chỉ số điện năng, đèn báo tín hiệu, bảng điều khiển, màn hình hiển thị...

 

Vỏ tủ điện, vỏ tủ điện công nghiệp
Hình ảnh: Vỏ tủ điện công nghiệp
 
 
Vỏ tủ điện là một trong những bộ phận không thể thiếu trong các công trình công nghiệp và dân dụng như trạm điện, nhà máy, tòa nhà, bệnh viện, sân bay,... giúp vận hành hệ thống điện dễ dàng và bảo quản thiết bị an toàn nâng cao tuổi thọ thiết bị, an toàn cho người vận hành và cho hệ thống điện.

 

Vỏ tủ điện thường có các loại sau:
 

1/ Vỏ tủ điện trong nhà: là loại vỏ tủ điện có chân đế, đặt trên sàn hoặc treo tường.

2/ Vỏ tủ điện ngoài trời: có chân đế cao đặt trên nền, hoặc có tai treo trên cột, có mái dốc nước.

3/ Vỏ tủ điện đặc biệt: sử dụng vật liệu có khả năng chống ăn mòn cao (Inox), gioăng chống nước,... theo các nhu cầu sử dụng đặc biệt.

 

Đặc tính Vỏ tủ điện do Dtech cung cấp:

 

+ Vật liệu: Tôn đen sơn tĩnh điện, Inox.
+ Kích thước chiều cao: 210 ÷ 2200mm.
+ Kích thước chiều rộng: 160mm trở lên. 
+ Kích thước chiều sâu: 100mm trở lên. 
+ Độ dày vật liệu: 1.0mm, 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm. 
+ Màu sắc: Vỏ tủ sơn tĩnh điện màu ghi sáng.
+ Kiểu dáng: Vỏ tủ điện trong nhà, vỏ tủ điện ngoài trời, bàn điều khiển, theo yêu cầu thiết kế.
+ Yêu cầu khác: mặt mica, 2 lớp cánh, 2 cánh mở 2 bên, bắt thiết bị bằng thanh gá, bắt thiết bị bằng panel, nhiều ngăn, chân đế, tai treo, gioăng chống nước, ngăn chống tổn thất,...

 
Vỏ tủ điện công nghiệp sản xuất theo yêu cầu thường được dùng cho một số loại tủ điện:
 
 

Công tơ điện 3 pha là gì?

 

Công tơ điện 3 pha là gì?

Hình ảnh: Công tơ điện 3 pha

Công tơ điện 3 pha (đồng hồ điện 3 pha) là loại thiết bị đo điện năng tiêu thụ, sử dụng trong các mạng lưới điện ở các khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy sản xuất với các thiết bị điện có công suất lớn.

Đồng hồ điện 3 pha được chia làm nhiều loại:

·        Đồng hồ điện 3 pha cơ.

·        Đồng hồ điện 3 pha cơ điện tử.

·        Đồng hồ điện 3 pha điện tử.

·        Đồng hồ điện 3 pha 1 giá.

·        Đồng hồ điện 3 pha 3 giá.

·        Đồng hồ điện 3 pha trực tiếp.

·        Đồng hồ điện 3 pha gián tiếp.

Cấu tạo của đồng hồ điện 3 pha gồm 4 phần chính:

Cuộn dây điện áp: Cuộn bao gồm nhiều vòng dây và nằm song song với phụ tải của dây.

Bộ phận đĩa nhôm: Bộ phận này nằm ở trên trục đồng, tùy vào trục mà đĩa nhôm có thể tự do quay trong từ trường của nó. 

Hộp số cơ khí: Là bộ phận được gắn với trục của đĩa nhôm, dùng để hiển thị số vòng quay của đĩa nhôm.

Nam châm vĩnh cửu: Khi thiết bị hoạt động, nam châm vĩnh cửu tạo ra momen giúp cản trở bộ phận đĩa nhôm quay trong từ trường của nó.

Nguyên lý hoạt động của công tơ điện 3 pha

Công tơ điện 3 pha có 2 đĩa nhôm được gắn liền với trục. Mỗi đĩa nhôm được lắp trong từ trường của pha tương ứng. Các phụ tải của dây nằm song song với các cuộn dây điện áp.

Khi dòng điện chạy qua cuộn dây, năng lượng sẽ làm cho trục của đĩa nhôm quay, dẫn đến đĩa nhôm quay theo. Lúc này, hộp số cơ khí sẽ nhảy số. Các dòng năng lượng chuyển thẳng đến bộ số hiển thị, giúp cho người dùng có thể theo dõi điện năng tiêu thụ.

Cách đấu công tơ điện 3 pha đúng kỹ thuật

Để đấu công tơ điện 3 pha đúng kỹ thuật, bạn nên nhìn aptomat tổng và dựa vào công suất sử dụng.

Nếu công suất sử dụng và aptomat tổng nhỏ hơn 100A thì đấu công tơ điện 3 pha trực tiếp.

Nếu công suất sử dụng và aptomat tổng lớn hơn 100A thi đấu công tơ điện 3 pha gián tiếp.

Cách đấu công tơ điện 3 pha trực tiếp

Bước 1: Đầu tiên, bạn ngắt cầu giao tổng. 

Bước 2: Tiếp theo, bạn treo công tơ điện 3 pha lên và dùng kìm cắt vỏ đầu dây cáp 3 pha. Bạn nên cắt cẩn thận, tránh khứa mất lớp bảo vệ bên trong dây cáp gây ra hở điện.

Bước 3: Bạn dùng kìm kẹp cos để giữ chặt đầu dây và tránh các đầu cáp điện bị lỏng lẻo. Tiếp đến, bạn siết chặt tiếp xúc giữa đầu dây cáp với công tơ điện 3 pha. 

Bước 4: Sau khi treo công tơ điện 3 pha, bạn hãy mở nắp công tơ. Trên nắp bảo vệ công tơ sẽ có sơ đồ đấu nối. Bạn nhìn vào sơ đồ để thực hiện.

Công tơ điện 3 pha trực tiếp có 8 điểm, bạn chia thành 4 nhóm:

·        Nhóm pha A ( 1 là vào - 2 là ra).

·        Nhóm pha B ( 3 là vào – 4 là ra ).

·        Nhóm pha C ( 5 là vào – 6 là ra).

·        Nhóm pha D - nhóm dây trung hòa ( 7 là vào – 8 là ra ).

Cách đấu công tơ điện 3 pha gián tiếp

Cách đấu công tơ điện 3 pha gián tiếp tương tự như cách đấu trực tiếp. Tuy nhiên, bạn cần phải thay đổi cách thực hiện ở bước 4. Công tơ điện 3 pha gián tiếp thường có 11 đầu dây ra, bạn chia thành 4 nhóm:

Nhóm pha A: Bao gồm tín hiệu điện áp pha A ( đầu số 2) và tín hiệu dòng pha A ( đầu số 1 và đầu số 3).

Nhóm pha B: Bao gồm tín hiệu điện áp pha B ( đầu số 5) và tín hiệu dòng pha B ( đầu số 4 và đầu số 6).

Nhóm pha C: Bao gồm tín hiệu điện áp pha C ( đầu số 8) và tín hiệu dòng pha B ( đầu số 7 và đầu số 9 ).

Nhóm trung tính: Bao gồm đầu dây số 10 và số 11 đấu với nhau.

Lưu ý trong quá trình đấu công tơ điện 3 pha

·        Trong quá trình đấu công tơ điện 3 pha, bạn nên lưu ý:

·        Trước khi tiến hành thực hiện, bạn nên ngắt nguồn điện hoàn toàn.

·        Bạn phải sử dụng công cụ chuyên dụng, bảo hộ đầy đủ để đảm bảo an toàn.

·        Quá trình đấu công tơ điện 3 pha nên thực hiện ở nơi khô ráo, tránh các nguồn nhiệt và nơi ẩm thấp.

·        Các công tơ điện 3 pha nên có hộp bảo vệ, tránh lắp trong tầm với của trẻ em.

·        Cặp dây của pha nào phải nối đúng vào pha đó, bạn có thể dùng dây cùng màu để tránh sự nhầm lẫn.

·        Các đầu dây phải tách vỏ cách điện vừa đủ và siết chắc chắn, tránh làm cho phần dây đồng dư ra quá nhiều sẽ gây chập cháy, hoặc siết vít không chặt sẽ làm phát sinh hồ quang điện nguy hiểm.

·        Không nên tự ý tháo công tơ điện 3 pha ra để chỉnh sửa, đấu ghép.

 

 

Phụ kiện tủ điện là gì ?

 Phụ kiện tủ điện là gì ?

Phụ kiện tủ điện là những thiết bị, chi tiết cấu tạo nên một tủ điện hoàn chỉnh. Mỗi bộ phận này đều đảm nhận những chức năng riêng nhưng chúng có sự liên kết lại để tạo nên sự thống nhất, liên tục và hiệu quả của thiết bị.
Phụ kiện tủ điện là nhóm vật tư dùng để lắp ráp tủ điện bao gồm: sứ đỡ thanh cái, đầu cosse, chụp đầu cosse, thanh cài, dây xoắn ruột gà, dây thít - lạt nhựa, gen co nhiệt, cầu đấu, cầu chì, máng nhựa, miếng dính, tem nhãn,... là những vật tư mà hầu như tủ điện nào cũng cần phải có.



Lưu ý khi chọn phụ kiện tủ điện:
Mua đúng kích cỡ và số lượng phụ kiện cần thiết: Mỗi hệ thống điện sẽ có những yêu cầu khác nhau bởi thế bạn cần tham khảo những người có chuyên môn về ngành cơ điện để có thể chọn mua được đúng, đủ số lượng các linh kiện tủ điện công nghiệp theo yêu cầu.
Dtech cung cấp phụ kiện tủ điện chính hãng, giá cả hợp lý, đa dạng mẫu mã, tư vấn giải pháp tận tình.
Dtech rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Liên hệ:            Ms. Đồng Huyền Trang - Mobile / Zalo:  0934.531.598 Email:trangdt@dtech.vn

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2022

Cách chọn Contactor (công tắc tơ)

 Cách chọn Contactor (công tắc tơ)

Lựa chọn contactor cho động cơ:
 
Để lựa chọn Contactor phù hợp cho động cơ ta phải dựa vào những thông số cơ bản như Uđm, P, Cosphi
-  Iđm = Itt x 2
-  Iccb = Iđm x 2
-  Ict   = (1.2 – 1.5) x Iđm
Ta tính toán trong ví dụ cụ thể như sau:
Tải động cơ 3P, 380V, 3KW, tính toán dòng định mức theo công thức như sau:
Iđm = P / (1.73 x 380 x 0.85) ở đây hệ số cosphi là 0.85.
Ta tính được: Iđm = 3000 / (1.73 x 380 x 0.85) = 5.4 A
Ict = (1.2  1.4) Iđm.
Ta tính được: Ict = 1.4 x 5.4 = 7.56A
Nên chọn Contactor 3 pha có dòng lớn hơn dòng tính toán.
Có thể chọn Contactor 3 pha của LS (MC-9b), Contactor Mitsubishi (S-T10), Contactor Schneider (LC1D09),...
Chọn contactor cho động cơ phải lưu ý đến điện áp cuộn hút và tiếp điểm phụ.

Lựa chọn contactor cho tụ bù:
 
Để lựa chọn Contactor phù hợp cho tụ bù ta phải dựa vào dòng điện định mức của tụ bù.
Ví dụ tụ 3 pha 415V 50kVAr có dòng định mức 69.6A.
Chọn contactor lớn hơn từ 1.2 lần dòng định mức của tụ = 6.9.6A x 1.2 = 83.52A.
Có thể chọn contactor 3 pha 85A của LS (MC-85a), 3 pha 100A của Mitsubishi (S-T100),...
Chọn contactor dòng cao thì tốt hơn nhưng chi phí sẽ cao hơn, kích thước lớn hơn sẽ mất nhiều không gian lắp đặt.
Ngoài ra phải lưu ý điện áp cuộn hút, Contactor dùng cho tụ bù có thể dùng 2 loại cuộn hút 220VAC hoặc 380VAC, dùng nhiều nhất là loại Contactor cuộn hút 220VAC.

 
Tham khảo một số dòng Contactor thông dụng:
 
 

Contactor - Khởi động từ LS:

Contactor - Khởi động từ - Công tắc tơ LS

Hình ảnh: Contactor - Khởi động từ 3 pha LS

 

 

Contactor - Khởi động từ - Công tắc tơ Mitsubishi

Hình ảnh: Contactor - Khởi động từ 3 pha Mitsubishi

 

Contactor - Khởi động từ Schneider:

 Contactor - Khởi động từ - Công tắc tơ Schneider

Hình ảnh: Contactor - Khởi động từ 3 pha Schneider

 
 

Contactor - Khởi động từ Hyundai:

 Contactor - Khởi động từ - Công tắc tơ Hyundai

Hình ảnh: Contactor - Khởi động từ 3 pha Hyundai

 

Contactor - Khởi động từ Chint:

 Contactor - Khởi động từ - Công tắc tơ Chint 

Hình ảnh: Contactor - Khởi động từ 3 pha Chint

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2022

Thiết bị điện Chint có những sản phẩm nào ?

 

Hình ảnh: Thiết bị điện Chint

𝐓𝐡𝐢ế𝐭 𝐛ị đ𝐢ệ𝐧 𝐂𝐇𝐈𝐍𝐓 rất đa dạng các dòng sản phẩm: Máy cắt không khí ACB, Aptomat tép MCB, Aptomat khối MCCB, Aptomat chống rò RCCB, RCBO, Contactor (khởi động từ), Rơ le nhiệt, Chống sét lan truyền, Bộ khởi động mềm,... cho đến Đồng hồ đo, Nút nhấn, Đèn báo, Máy biến áp cách ly,...

Aptomat tép MCB Chint:
𝐓𝐡𝐢ế𝐭 𝐛ị đ𝐢ệ𝐧 𝐂𝐇𝐈𝐍𝐓 - Aptomat MCB CHINT
NXB-63 1P, 2P, 3P, 4P dòng định mức 6A đến 63A, dòng cắt 6kA.
NXB-63H 1P, 2P, 3P, 4P dòng định mức 6A đến 63A, dòng cắt 10kA.
NXB-125 1P, 2P, 3P, 4P dòng định mức 63A đến 125A, dòng cắt 10kA.
NB1-63 1P, 2P, 3P, 4P dòng định mức 6A đến 63A, dòng cắt 6kA.
NB1-63H 1P, 2P, 3P, 4P dòng định mức 6A đến 63A, dòng cắt 10kA.
Aptomat khối MCCB Chint:
𝐓𝐡𝐢ế𝐭 𝐛ị đ𝐢ệ𝐧 𝐂𝐇𝐈𝐍𝐓- Aptomat MCCB CHINT
NXM 2P dòng định mức 25A đến 250A, dòng cắt 25kA đến 36kA.
NXM 3P dòng định mức 25A đến 1600A, dòng cắt 25kA đến 50kA.
NXM 4P dòng định mức 25A đến 1600A, dòng cắt 25kA đến 50kA.
Contactor Chint - Khởi động từ Chint:
Thiết bị điện CHINT - Contactor CHINT - Khởi động từ CHINT
NXC 3P dòng định mức 6A đến 630A.
NJ19 là dòng contactor chuyên dụng cho tụ bù dòng định mức 25A đến 170A, công suất điều khiển tụ bù từ 6.7kVAr đến 130kVAr.
Rơ le nhiệt Chint:
𝐓𝐡𝐢ế𝐭 𝐛ị đ𝐢ệ𝐧 𝐂𝐇𝐈𝐍𝐓 - Rơ le nhiệt CHINT
NXR-25 dải điều chỉnh 0.1A đến 25A, tương thích với Contactor NXC-06 đến NXC-38.
NXR-38 dải điều chỉnh 23A đến 38A, tương thích với Contactor NXC-25, NXC-32, NXC-38.
NXR-100 dải điều chỉnh 23A đến 100A, tương thích với Contactor NXC-40 đến NXC-100.
NXR-200 dải điều chỉnh 80A đến 200A, tương thích với Contactor NXC-120 đến NXC-225.
NXR-630 dải điều chỉnh 125A đến 630A, tương thích với Contactor NXC-225 đến NXC-630.
Máy cắt không khí ACB Chint:
𝐓𝐡𝐢ế𝐭 𝐛ị đ𝐢ệ𝐧 𝐂𝐇𝐈𝐍𝐓- Máy cắt không khí ACB CHINT
NXA MF3 máy cắt 3 pha loại cố định, dòng định mức 600A đến 6300A, dòng cắt 50kA đến 120kA.
NXA MF4 máy cắt 4 pha loại cố định, dòng định mức 600A đến 5000A, dòng cắt 50kA đến 120kA.
NXA MD3 máy cắt 3 pha loại di động, dòng định mức 600A đến 6300A, dòng cắt 50kA đến 120kA.
NXA MD4 máy cắt 4 pha loại di động, dòng định mức 600A đến 5000A, dòng cắt 50kA đến 120kA.
Khởi động mềm Chint:
𝐓𝐡𝐢ế𝐭 𝐛ị đ𝐢ệ𝐧 𝐂𝐇𝐈𝐍𝐓 - Khởi động mềm CHINT
NJR2-D khởi động mềm loại By Pass Type 3 pha 380V công suất 7.5kW đến 500kW.
NJR2-ZX khởi động mềm loại Online Type 3 pha 380V công suất 7.5kW đến 75kW.
Dtech chuyên Thiết bị điện, Biến tần, Tủ điện lắp ráp hoàn thiện, Vỏ tủ điện công nghiệp, Tụ bù công suất phản kháng, Cuộn kháng lọc sóng hài,...

Tủ điện phân phối

 

Tủ điện phân phối là gì ?
Hình ảnh : Tủ điện phân phối tổng (MSB)


Tủ điện phân phối là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng nào, từ nhà máy điện đến các trạm biến áp, hệ thống truyền tải phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. Nó được dùng làm nơi để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện và thiết bị điều khiển, là nơi đầu nối phân phối điện cho công trình, đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành.
Tủ điện phân phối được chia thành 2 loại là Tủ điện phân phối tổng (MSB) và Tủ điện phân phối (DB).
Ứng dụng:
Tủ điện phân phối tổng (MSB) được sử dụng trong các mạng điện hạ thế và là thành phần quan trọng nhất trong mạng phân phối điện. Tủ điện này được lắp đặt tại phòng kỹ thuật điện tổng của các công trình công nghiệp như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, trường học, cảng, sân bay… Nó được đăt sau các trạm hạ thế và trước các tủ điện phân phối (DB).
Hình ảnh: Tủ điện phân phối DB


Tủ phân phối DB thường lắp đặt tại phòng vận hành của các công trình công nghiệp, nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, chung cư…

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2022

Lợi ích khi sử dụng biến tần là gì ? Cách chọn biến tần.

 

Lợi ích khi sử dụng biến tần là gì ?

Biến tần có những lợi ích sau:

  • Biến tần dễ dàng thay đổi tốc độ động cơ, đảo chiều quay động cơ.
  • Biến tần giảm dòng khởi động so với phương pháp khởi động trực tiếp, khởi động sao-tam giác nên không gây ra sụt áp hoặc khó khởi động.
  • Quá trình khởi động thông qua biến tần từ tốc độ thấp giúp cho động cơ mang tải lớn không phải khởi động đột ngột, tránh hư hỏng phần cơ khí, ổ trục, tăng tuổi thọ động cơ.
  • Tiết kiệm năng lượng đáng kể so với phương pháp chạy động cơ trực tiếp.
  • Biến tần thường có hệ thống điện tử bảo vệ quá dòng, bảo vệ quá áp và thấp áp, tạo ra một hệ thống an toàn khi vận hành.
  • Nhờ nguyên lý làm việc chuyển đổi nghịch lưu qua diode và tụ điện nên công suất phản kháng từ động cơ rất thấp, do đó giảm được dòng đáng kể trong quá trình hoạt động, giảm chi phí trong lắp đặt tụ bù, giảm thiểu hao hụt điện năng trên đường dây.
  • Biến tần được tích hợp các module truyền thông giúp cho việc điều khiển và giám sát từ trung tâm rất dễ dàng.

Các lưu ý khi sử dụng biến tần là gì ?

Trong quá trình sử dụng biến tần thì chúng ta cần lưu ý một số vấn đề để có thể đảm bảo các thiết bị hoạt động tương thích và tốt nhất. Cụ thể thì chúng ta cần lưu ý một số vấn đề liên quan như:

  • Chúng ta cần căn cứ vào các bộ phận, giai đoạn, công đoạn sản xuất sau đó xác định được công suất cần thiết cho động cơ. Việc này sẽ làm tiền đề cho việc lựa chọn biến tần cho phù hợp, giúp tránh lãng phí cũng như đảm bảo hoạt động đủ công suất cho quá trình sản xuất đó.
  • Các linh kiện bên trong biến tần rất nhạy cảm với điều kiện môi trường nên cần lưu ý để đảm bảo tuổi thọ cũng như tính chính xác, ổn định của thiết bị
  • Cần tính toán giữa các cách thức thay đổi tốc độ động cơ sao cho phù hợp. Ngoài biến tần ra chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh tốc độ và đảo chiều  bằng cách khởi động sao, tam giác hay khởi động mềm.
  • Các bạn lần đầu tiếp xúc và làm việc với biến tần thì cần dành nhiều thời gian tìm hiểu về đặc tính kỹ thuật cũng như các cách thức sử dụng đúng. Lưu ý về quy trình, cách thức sử dụng, lắp đặt để đảm bảo an toàn – hoạt động tốt – hiệu quả cao.

Ứng dụng của biến tần ?

Một số ứng dụng phổ biến không thể thiếu biến tần: bơm nước, quạt hút – đẩy, máy nén khí, băng tải, thiết bị nâng hạ, máy cán kéo, máy ép phun, máy cuốn – nhả, thang máy, hệ thống HVAC, máy trộn, máy quay ly tâm, cải thiện khả năng điều khiển của các hộp số, thay thế cho việc sử dụng cơ cấu điều khiển vô cấp truyền thống trong máy công tác,…

Hướng dẫn chọn Biến tần:

 

Lựa chọn biến tần đúng theo yêu cầu sử dụng là rất quan trọng vì nếu chọn sai biến tần sẽ báo lỗi thậm chí cháy biến tần. Nếu chọn biến tần cao quá sẽ gây lãng phí.

 

Chọn biến tần cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:

 

1/ Thông số động cơ:

 

Động cơ 3 pha thường có các loại 127/220V, 220/380V, 380/660V. Trong đó thông dụng nhất là động cơ 3 pha 220/380V.

- Động cơ 3 pha 127/220V đấu sao để sử dụng nguồn 3 pha 220V có thể dùng 2 loại biến tần. Nếu có nguồn vào 3 pha 220V thì chọn biến tần vào 3 pha 220V ra 3 pha 220V. Nếu chỉ có nguồn 1 pha thì chọn biến tần vào 1 pha 220V ra 3 pha 220V (biến tần loại này chỉ có công suất nhỏ tới vài kW).

- Động cơ 3 pha 220/380V đấu tam giác để sử dụng nguồn 3 pha 220V có thể dùng 2 loại biến tần như trên.

- Động cơ 3 pha 220/380V đấu sao để sử dụng nguồn 3 pha 380V dùng biến tần vào 3 pha 380V ra 3 pha 380V.

- Động cơ 3 pha 380/660V đấu tam giác để sử dụng nguồn 3 pha 380V dùng biến tần vào 3 pha 380V ra 3 pha 380V.

 

2/ Loại tải:

 

Căn cứ vào đặc tính momen của mỗi loại ứng dụng (loại máy) người ta chia ra 3 loại tải của biến tần là tải nhẹ, tải trung bình và tải nặng.

- Tải nhẹ: các ứng dụng như bơm, quạt chọn dòng biến tần tải nhẹ. Ví dụ biến tần LS là dòng IP5A, H100, biến tần Fuji là dòng eHVAC.

- Tải trung bình: các ứng dụng như máy công cụ, máy ly tâm, băng tải, bơm áp lực,... chọn dòng biến tần tải trung bình. Ví dụ biến tần Fuji là dòng Ace, biến tần INVT là dòng GD20.

- Tải nặng: các ứng dụng như cẩu trục, nâng hạ, máy nén, máy ép,... chọn dòng biến tần tải nặng. Ví dụ biến tần Fuji là dòng Mega, biến tần Mitsubishi là dòng A800.

Lưu ý: biến tần tải nặng hơn dùng tốt cho tải thấp hơn cùng công suất nhưng sẽ gây lãng phí vì giá cao hơn. Trong khi biến tần loại tải nhẹ hơn thì không thể dùng được cho loại tải nặng hơn cùng công suất. Trong một số trường hợp có thể chọn biến tần loại tải nhẹ hơn có cấp công suất cao hơn để dùng cho tải nặng hơn.

 

3/ Đặc điểm vận hành:

 

Chế độ vận hành cũng quyết định rất quan trọng tới việc lựa chọn biến tần.

- Chế độ vận hành ngắn hạn: biến tần điều khiển động cơ tăng tốc, giảm tốc, chạy, dừng, đảo chiều quay liên tục đòi hỏi biến tần có khả năng chịu quá tải cao, có thể phải lắp thêm điện trở xả để bảo vệ biến tần không bị cháy.

- Chế độ vận hành dài hạn: động cơ thường đạt tốc độ ổn định trong thời gian tương đối dài sau khi khởi động như quạt, bơm, băng tải,... 

 

4/ Dòng biến tần chuyên dụng:

 

Nhiều hãng chế tạo các dòng biến tần chuyên dụng chỉ dùng cho 1 loại ứng dụng như quạt, máy làm nhang, thang máy,... Loại biến tần này có đặc điểm là tối ưu về tính năng và giá thành so với sử dụng biến tần đa năng.

 

5/ Chọn hãng sản xuất:

 

Yếu tố này liên quan đến chi phí đầu tư. Trên thị trường có nhiều hãng sản xuất biến tần. Hầu như các hãng đều có đủ loại biến tần đáp ứng được các yêu cầu sử dụng thực tế trong công nghiệp. Khác nhau ở yếu tố chất lượng (như độ ổn định, độ bền, hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt) do công nghệ sản xuất và khác nhau ở xuất xứ, thương hiệu làm cho giá thành cũng chênh lệch đáng kể.

- Phân khúc biến tần giá thấp có thể kể đến như: INVT, Delta,...

- Phân khúc biến tần giá trung bình: LS, Fuji,...

- Phân khúc biến tần giá cao: Mitsubishi, ABB, Schneider, Siemens,...

Một số hãng Biến tần thông dụng Dtech cung cấp:

 

Biến tần INVT:

Biến tần INVT

Biến tần INVT: GD20GD200AGD10CHF100AGD300GD35

 

Biến tần Fuji:

Biến tần Fuji

Biến tần Fuji: MiniAceMegaLifteHVACHVAC

 

Biến tần LS:

 Biến tần LS

Biến tần LS: IG5AIS7H100IP5AIG5HM100S100

 

Biến tần Mitsubishi:

Biến tần Mitsubishi

Biến tần Mitsubishi: A800F800A700E700F700D700

 

Biến tần Schneider:

Biến tần Schneider

Biến tần Schneider: ATV12ATV320ATV340ATV212ATV600ATV900