Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

Biến dòng đo lường hạ thế Schneider là là gì?

Biến dòng đo lường hạ thế Schneider là một thiết bị không thể thiếu cho hoạt động cung cấp điện năng trong sản xuất.

Hình ảnh: Biến dòng đo lường hạ thế Schneider

Dòng sản phẩm này mang lại nhiều ưu điểm tuyệt vời đối với hệ thống tự động hóa.
Dòng điện cũng như điện áp của các phần tử trong hệ thống điện thường có trị số rất lớn, không thể đưa trực tiếp vào dụng cụ đo hoặc relay bảo vệ, các thiết bị tự động khác.
Vì vậy, thiết bị này thường được đấu nối qua biến dòng đo lường để có thể được hoạt động một cách ổn định hơn.
Biến dòng đo lường có cuộn dây sơ cấp đấu nối tiếp vào mạch sơ cấp.
Tổng trở của biến dòng, kể cả tổng trở của phụ tải phía thứ cấp rất bé so với tổng trở phía sơ cấp của mạch điện.
✅ Ứng dụng
Để phục vụ cho quá trình đo lường và điều khiển, việc sử dụng biến dòng đo lường có mục đích dùng để điều khiển và giám sát.
Trong nhà máy sử dụng nhiều động cơ, chúng ta cần giám sát công suất hoạt động cũng như cần biết hiệu suất làm việc thế nào.
Lắp đặt vào các thiết bị sử dụng điện để biết chính xác công suất động cơ khi hoạt động và dòng điện của một thiết bị sử dụng điện năng là bao nhiêu.
Cách chọn mua biến dòng phù hợp
Để bạn có thể chọn mua được biến dòng phù hợp, cần tìm hiểu về các thương hiệu sản xuất biến dòng đo lường. Hiện nay, trên thị trường có các hãng sản xuất biến dòng như Schneider, ABB, LS. Sản phẩm của mỗi thương hiệu sẽ có những tính năng khác nhau.
Ngoài ra, cần chú ý về thông số kĩ thuật của biến dòng để lựa chọn được sản phẩm thích hợp.

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

Lợi ích của việc sử dụng biến tần

Lợi ích của việc sử dụng biến tần
- Dễ ràng thay đổi tốc độ động cơ, đảo chiều quay động cơ.

- Giảm dòng khởi động so với phương pháp khởi động trực tiếp, khởi động sao-tam giác nên không gây ra sụt áp hoặc khó khởi động.

- Quá trình khởi động thông qua biến tần từ tốc độ thấp giúp cho động cơ mang tải lớn không phải khởi động đột ngột, tránh hư hỏng phần cơ khí, ổ trục, tăng tuổi thọ động cơ.

- Sử dụng biến tần giúp tiết kiệm năng lượng đáng kể so với phương pháp chạy động cơ trực tiếp.

- Biến tần thường có hệ thống điện tử bảo vệ quá dòng, bảo vệ quá áp và thấp áp, tạo ra một hệ thống an toàn khi vận hành.

- Nhờ nguyên lý làm việc chuyển đổi nghịch lưu qua diode và tụ điện nên công suất phản kháng từ động cơ rất thấp, do đó giảm được dòng đáng kể trong quá trình hoạt động, giảm chi phí trong lắp đặt tụ bù, giảm thiểu hao hụt điện năng trên đường dây.

- Biến tần được tích hợp các module truyền thông giúp cho việc điều khiển và giám sát từ trung tâm rất dễ dàng.

✅ Ứng dụng Biến tần:
Do ưu điểm vượt trội nên biến tần được sử dụng rất phổ biến trong công nghiệp và dân dụng, đặc biệt là trong công nghiệp. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến không thể thiếu biến tần: Bơm nước, quạt hút/đẩy, máy nén khí, băng tải, thiết bị nâng hạ, máy cán kéo, máy ép phun, máy cuốn/nhả, thang máy, hệ thống HVAC, máy trộn, máy quay ly tâm, cải thiện khả năng điều khiển của các hộp số, thay thế cho việc sử dụng cơ cấu điều khiển vô cấp truyền thống trong máy công tác,...
✅ Hướng dẫn chọn Biến tần:
Lựa chọn biến tần đúng theo yêu cầu sử dụng là rất quan trọng vì nếu chọn sai biến tần sẽ báo lỗi thậm chí cháy biến tần. Nếu chọn biến tần cao quá sẽ gây lãng phí.
✅ Chọn biến tần cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:
1/ Thông số động cơ:

Động cơ 3 pha thường có các loại 127/220V, 220/380V, 380/660V. Trong đó thông dụng nhất là động cơ 3 pha 220/380V.

- Động cơ 3 pha 127/220V đấu sao để sử dụng nguồn 3 pha 220V có thể dùng 2 loại biến tần. Nếu có nguồn vào 3 pha 220V thì chọn biến tần vào 3 pha 220V ra 3 pha 220V. Nếu chỉ có nguồn 1 pha thì chọn biến tần vào 1 pha 220V ra 3 pha 220V (biến tần loại này chỉ có công suất nhỏ tới vài kW).

- Động cơ 3 pha 220/380V đấu tam giác để sử dụng nguồn 3 pha 220V có thể dùng 2 loại biến tần như trên.

- Động cơ 3 pha 220/380V đấu sao để sử dụng nguồn 3 pha 380V dùng biến tần vào 3 pha 380V ra 3 pha 380V.

- Động cơ 3 pha 380/660V đấu tam giác để sử dụng nguồn 3 pha 380V dùng biến tần vào 3 pha 380V ra 3 pha 380V.

2/ Loại tải:

Căn cứ vào đặc tính momen của mỗi loại ứng dụng (loại máy) người ta chia ra 3 loại tải của biến tần là tải nhẹ, tải trung bình và tải nặng.

- Tải nhẹ: các ứng dụng như bơm, quạt chọn dòng biến tần tải nhẹ. Ví dụ biến tần LS là dòng IP5A, H100, biến tần Fuji là dòng eHVAC.

- Tải trung bình: các ứng dụng như máy công cụ, máy ly tâm, băng tải, bơm áp lực,... chọn dòng biến tần tải trung bình. Ví dụ biến tần Fuji là dòng Ace, biến tần INVT là dòng GD20.

- Tải nặng: các ứng dụng như cẩu trục, nâng hạ, máy nén, máy ép,... chọn dòng biến tần tải nặng. Ví dụ biến tần Fuji là dòng Mega, biến tần Mitsubishi là dòng A800.

🔴 Lưu ý: biến tần tải nặng hơn dùng tốt cho tải thấp hơn cùng công suất nhưng sẽ gây lãng phí vì giá cao hơn. Trong khi biến tần loại tải nhẹ hơn thì không thể dùng được cho loại tải nặng hơn cùng công suất. Trong một số trường hợp có thể chọn biến tần loại tải nhẹ hơn có cấp công suất cao hơn để dùng cho tải nặng hơn.

3/ Đặc điểm vận hành:

Chế độ vận hành cũng quyết định rất quan trọng tới việc lựa chọn biến tần.

- Chế độ vận hành ngắn hạn: biến tần điều khiển động cơ tăng tốc, giảm tốc, chạy, dừng, đảo chiều quay liên tục đòi hỏi biến tần có khả năng chịu quá tải cao, có thể phải lắp thêm điện trở xả để bảo vệ biến tần không bị cháy.

- Chế độ vận hành dài hạn: động cơ thường đạt tốc độ ổn định trong thời gian tương đối dài sau khi khởi động như quạt, bơm, băng tải,...

4/ Dòng biến tần chuyên dụng:

Nhiều hãng chế tạo các dòng biến tần chuyên dụng chỉ dùng cho 1 loại ứng dụng như quạt, máy làm nhang, thang máy,... Loại biến tần này có đặc điểm là tối ưu về tính năng và giá thành so với sử dụng biến tần đa năng.

5/ Chọn hãng sản xuất:

Yếu tố này liên quan đến chi phí đầu tư. Trên thị trường có nhiều hãng sản xuất biến tần. Hầu như các hãng đều có đủ loại biến tần đáp ứng được các yêu cầu sử dụng thực tế trong công nghiệp. Khác nhau ở yếu tố chất lượng (như độ ổn định, độ bền, hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt) do công nghệ sản xuất và khác nhau ở xuất xứ, thương hiệu làm cho giá thành cũng chênh lệch đáng kể.

- Phân khúc biến tần giá thấp có thể kể đến như: INVT, Delta,...

- Phân khúc biến tần giá trung bình: LS, Fuji,...

- Phân khúc biến tần giá cao: Mitsubishi, ABB, Schneider, Siemens,...

Dtech cung cấp biến tần:
Biến tần INVT: GD20, GD200A, GD10, CHF100A, GD300, GD35
Biến tần Fuji: Mini, Ace, Mega, Lift, eHVAC, HVAC
Biến tần LS: IG5A, IS7, H100, IP5A, IG5H, M100, S100
Biến tần Mitsubishi: A800, F800, A700, E700, F700, D700
Biến tần Schneider: ATV12, ATV320, ATV340, ATV212, ATV600, ATV900
#Biếntần Siemens

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022

Bộ điều khiển Tụ bù là gì?

Bộ điều khiển Tụ bù là gì?

Bộ điều khiển tụ bù là thiết bị trung tâm của Tủ điện tụ bù tự động bù công suất phản kháng. Với những tính năng tự động thông minh và chính xác, phương pháp bù tự động đã thay thế cho hầu hết các hệ thống bù thủ công như trước đây. Trên thị trường hiện nay có nhiều hãng sản xuất bộ điều khiển tụ bù cũng như tụ bù, cuộn kháng như hãng Mikro, Epcos, Shizuki, Ducati, Samwha,... trong đó bộ điều khiển của hãng Mikro, Shizuki, SK được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường bởi tính năng ưu việt và giá thành hợp lý.

 Bộ điều khiển tụ bù

Hình ảnh: Bộ điều khiển tụ bù Mikro, SK, Shizuki

 

Hãng Mikro có đầy đủ các loại bộ điều khiển dùng cho hệ thống bù 1 pha, 3 pha gồm các bộ điều khiển từ 6 cấp đến 14 cấp. Loại phổ thông màn hình hiển thị LED giá thành thấp đến loại cao cấp màn hình hiển thị LCD.

 

Bộ điều khiển tụ bù Mikro có tích hợp nhiều chế độ hoạt động. Người sử dụng có thể tự cài đặt dễ dàng. Đặc biệt bộ điều khiển Mikro có chế độ đóng cắt thông minh luân phiên các tụ bù, ưu tiên đóng tụ ít được sử dụng hơn để đảm bảo kéo dài tuổi thọ của tụ bù.

 

Bộ điều khiển tụ bù SK không được tính hợp nhiều tính năng như bộ điều khiển tụ bù Mikro nhưng giá thành rẻ hơn đáng kể. Bộ điều khiển tụ bù SK chỉ đóng cắt tuần tự chứ không có chức năng đóng cắt thông minh theo thời gian sử dụng của tụ.

 

Bộ điều khiển tụ bù Shizuki có nhiều tính năng ưu việt, độ ổn định và độ bền được đánh giá rất cao nhưng giá cao hơn khá nhiều so với bộ điều khiển SK và Mikro.

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2022

Thiết bị điện Schneider xuất xứ ở đâu ?

Thiết bị điện Schneider (Schneider Electric) là dòng thiết bị điện cao cấp được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam do đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật khắt khe trong công nghiệp. Chất lượng sản phẩm Schneider đã được khẳng định qua nhiều năm với hàng triệu công trình tầm cỡ trên khắp thế giới. Hiện nay thiết bị điện Schneider được sử dụng trong tất cả các công trình dân dụng và công nghiệp, các nhà máy, xưởng sản xuất, chung cư, tòa nhà văn phòng…

 

Thiết bị điện Schneider, Thiết bị đóng cắt Schneider

Hình ảnh: Thiết bị điện Schneider, ACB, MCCB, MCB, Contactor, Rơ le nhiệt Schneider

 

Dtech cung cấp các dòng sản phẩm thiết bị đóng cắt Schneider tiêu biểu như:

 

EASY9 MCB - Aptomat Schneider dạng tép:

(Cầu dao tự động dạng tép)

Thiết bị điện Schneider - Aptomat Easy9 MCB Schneider 

Hình ảnh: Aptomat Easy9 MCB Schneider

 

ACTI9 MCB - Aptomat dạng tép:

(Cầu dao tự động dạng tép)

 Thiết bị điện Schneider - Aptomat Acti9 MCB Schneider

Hình ảnh: Aptomat Acti9 MCB Schneider

 

MCCB - Aptomat dạng khối:

(Cầu dao tự động dạng khối)

 

 Thiết bị điện Schneider - Aptomat MCCB Schneider

Hình ảnh: Aptomat dạng khối MCCB Schneider

 

EASY9 RCCB, RCBO - Aptomat chống dòng rò dạng tép, SPD - Chống sét lan truyền:

(Cầu dao tự động chống dòng rò dạng tép)

Thiết bị điện Schneider - Aptomat Easy9 RCCB, RCBO, Chống sét lan truyền SPD Schneider

Hình ảnh: Aptomat chống dòng rò Easy9 RCCB, RCBO, Chống sét lan truyền Easy9 SPD Schneider

 

ACTI9 RCCB, RCBO - Aptomat chống dòng rò dạng tép:

(Cầu dao tự động chống dòng rò dạng tép)  

 Thiết bị điện Schneider -  Aptomat Acti9 RCCB, RCBO Schneider

Hình ảnh: Aptomat chống dòng rò Acti9 RCCB, RCBO Schneider

 

ACTI9 Contactor iCT và Rờ le điều khiển bằng tín hiệu xung:

Thiết bị điện Schneider - Acti9 Contactor Schneider

Hình ảnh: Acit9 Contactor, Rờ le điều khiển bằng tín hiệu xung Schneider

 

Thiết bị chống sét lan truyền:

Thiết bị điện Schneider - Chống sét lan truyền Schneider

Hình ảnh: Thiết bị chống sét lan truyền Schneider

 

ELCB - Aptomat chống giật dạng khối:

(Cầu dao tự động chống dòng rò dạng khối)

 

 Thiết bị điện Schneider - Aptomat ELCB Schneider 

Hình ảnh: Aptomat chống giật dạng khối ELCB Schneider

 

CB bảo vệ động cơ loại từ và từ nhiệt - TESYS:

 Thiết bị điện Schneider - CB TESYS Schneider 

Hình ảnh: CB bảo vệ động cơ loại từ và từ nhiệt - TESYS Schneider 

 

Contactor (Khởi động từ):

 

 Thiết bị điện Schneider - Contactor Schneider - Khởi động từ Schneider  

Hình ảnh: Contactor Schneider - Khởi động từ Schneider

 

Rơ le nhiệt:

 Thiết bị điện Schneider - Rơ le nhiệt TESYS Schneider  

Hình ảnh: Rơ le nhiệt Schneider  

 

Rơ le bảo vệ mất pha Schneider:

 Thiết bị điện Schneider - Rơ le bảo vệ mất pha Schneider  

Hình ảnh: Rơ le bảo vệ mất pha Schneider  

 

Biến tần Schneider:

 Thiết bị điện Schneider - Biến tần Schneider  

Hình ảnh: Biến tần Schneider  

 
 

Khởi động mềm Schneider:

 Thiết bị điện Schneider - Khởi động mềm Schneider  

Hình ảnh: Khởi động mềm Schneider  

 
 
Quý khách hàng muốn đặt mua Thiết bị điện Schneider vui lòng liên hệ trực tiếp để được báo giá tốt nhất:
 

Liên hệ mua hàng: Ms. Thủy

- Mobile / Zalo: 0934.664.698

- Email: thuynt@dtech.vn

Biến tần INVT có bao nhiêu loại?

Biến tần INVT có bao nhiêu loại?

Các dòng biến tần INVT hạ thế thông dụng:

 

Các dòng biến tần INVT

Hình ảnh: Các dòng biến tần INVT hạ thế thông dụng

 

GD20 - Biến tần INVT đa năng:

Biến tần INVT GD20 - Inverter INVT GD20 

Hình ảnh: Biến tần INVT GD20

 

Biến tần GD20 bao gồm:

-   1P, 220VAC, công suất 0.4 – 4kW

-   3P, 220VAC, công suất 0.4 – 7.5kW

-   3P, 380VAC, công suất 0.75 - 110kW

 

Đặc điểm: Biến tần INVT đa năng GD20 là dòng biến tần điều khiển vector vòng hở. GD20 sử dụng công nghệ hiện đại với khả năng điểu khiển vượt trội, lắp đặt được trên DIN RAIL hoặc trên bảng tủ, kích thước nhỏ hơn. GD20 là biến tần hiệu suất cao cho các ứng dụng công suất nhỏ.

Ứng dụng: Biến tần INVT GD20 được ứng dụng rộng rãi cho máy đóng gói, máy dán nhãn, máy đóng chai, máy làm nhang, băng tải cỡ nhỏ, máy rang cà phê, máy chế biến thực phẩm, nông sản, quạt thông gió, bơm...

 

GD200A - Biến tần INVT đa năng:

 Biến tần INVT GD200A - Inverter INVT GD200A

Hình ảnh: Biến tần INVT GD200A

 

Biến tần GD200A bao gồm:

-   3P, 220VAC, công suất 0.75 – 55kW

-   3P, 380VAC, công suất 0.75 – 500kW

 

Đặc điểm: Biến tần INVT đa năng thế hệ mới GD200A được điều khiển bằng DSP 32 bit của Texas Instruments, tốc độ xử lý cao cho phép thực hiện các thuật toán điều khiển hiện đại, tối ưu, đem lại tính năng hoạt động vượt trội. Đa chức năng, vận hành dễ dàng.

Ứng dụng:  Biến tần INVT GD200A được ứng dụng rộng rãi cho nhiều loại máy móc tự động hóa: Máy kéo thép, cẩu trục, máy thổi, bơm, quạt, máy nghiền, máy cán, kéo, xeo giấy, máy tráng màng, máy tạo sợi, máy nhựa, cao su, sơn, hóa chất, dệt, nhuộn, hoàn tất vải, thực phẩm, thủy sản, đóng gói, chế biến gỗ, băng chuyền, cần trục, nâng hạ, tiết kiệm năng lượng cho máy nén khí, bơm và quạt,...

 

GD10 - Biến tần INVT đa năng:

Biến tần INVT GD10

Hình ảnh: Biến tần INVT GD10

 

Biến tần GD10 bao gồm:

-   1P, 220VAC, công suất 0.2 – 2.2kW

-   3P, 220VAC, công suất 0.2 – 2.2kW

-   3P, 380VAC, công suất 0.75kW

 

CHF100A - Biến tần INVT đa năng:

Biến tần INVT CHF100A

Hình ảnh: Biến tần INVT CHF100A

 

Biến tần CHF100A bao gồm:

-   1P, 220VAC, công suất 1.5 – 2.2kW

-   3P, 220VAC, công suất 0.75 – 55kW

-   3P, 380VAC, công suất 1.5 – 500kW

 

GD300 - Biến tần INVT vector vòng hở cao cấp:

Biến tần INVT GD300

Hình ảnh: Biến tần INVT GD300

 

Biến tần GD300 bao gồm:

-   3P, 380VAC, công suất 1.5 – 500kW

-   3P, 380 – 550VAC, công suất 4 – 75kW

-   3P, 520 – 690VAC, công suất 22 – 630kW

 

GD35 - Biến tần INVT vector vòng kín cao cấp:

Biến tần INVT GD35

Hình ảnh: Biến tần INVT GD35

 

Biến tần GD35 bao gồm:

-   3P, 380VAC, công suất 1.5 – 500kW

-   3P, 520 – 690VAC, công suất 22 – 500kW

 

Ứng dụng của Biến tần INVT:

Ứng dụng biến tần INVT

 

Một số lưu ý khi chọn biến tần INVT:

 

-   Lựa chọn biến tần đúng theo yêu cầu sử dụng là rất quan trọng vì nếu chọn sai biến tần sẽ báo lỗi thậm chí cháy biến tần. Nếu chọn biến tần cao quá sẽ gây lãng phí.

-   Biến tần INVT đa năng GD20 và GD200A đáp ứng được đa số các yêu cầu trong thực tế và luôn có sẵn có thể lắp đặt ngay cho khách hàng khi cần.

-   Dòng biến tần INVT GD20 dùng cho tải trung bình như băng tải, máy ly tâm, máy công cụ,... có thể dùng tốt cho tải nhẹ như bơm, quạt. Đặc biệt dòng GD20 có loại biến tần vào 1 pha 220V ra 3 pha 220V có thể dùng cho động cơ 3 pha 127/220V đấu sao, động cơ 3 pha 220/380V đấu tam giác trong khi chỉ có nguồn điện 1 pha 220V (dòng biến tần INVT dùng nguồn 1 pha 220V chỉ có công suất nhỏ tới 4kW).

-   Dòng biến tần INVT GD200a dùng cho tải nặng như máy nén, máy ép, máy cẩu, nâng hạ,... tải trung bình và tải nhẹ. Trong mã sản phẩm có ghi rõ công suất cho loại tải nặng và tải nhẹ. Ví dụ: cùng 1 biến tần GD200A-037G/045P-4 có thể dùng cho động cơ tải nặng 37kW (ký hiệu G) hoặc động cơ tải nhẹ 45kW (ký hiệu P).

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2022

Máy cắt không khí là gì?

Máy cắt không khí là gì?

Máy cắt không khí gọi tắt là ACB (Air Circuit Breaker) là một thiết bị dùng để đóng cắt bảo vệ quá tải và ngắn mạch. ACB thì có cấu trúc phức tạp về mặt kết cấu, nhưng lại đơn giản về mặt công nghệ, giá thành thấp hơn so với VCB nhưng lại kích thước lớn hơn.
Máy cắt không khí ACB 
Hình ảnh: Máy cắt không khí ACB

Máy cắt không khí ACB đòi hỏi công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ nghiêm nhặt. Buồng dập hồ quang thường chế tạo theo kiểu khí nén kết hợp với các tấm ngăn bằng thủy tinh hữu cơ, các lá thép xẻ rãnh hình V và các cuộn dây tạo từ trường để kéo dài hồ quang.
 
Máy cắt không khí ACB hoạt động theo kiểu năng lượng được dự trữ, nó sử dụng một lò xo được nạp trước, lò xo có thể được nạp bằng tay với sự trợ giúp của cơ cấu nạp lò xo, hoặc nạp bằng điện với sự giúp đỡ của động cơ nạp, nếu được cung cấp.
 
Cơ chế hoạt động như vậy được sử dụng trong tất cả các máy cắt Havells. Cơ chế này được phát triển sử dụng số các bộ phận ít hơn, cải tiến hơn so với các thiết bị trước đây vì vậy nó tạo ra sự tin cậy hơn, tuổi thọ cao hơn và yêu cầu bảo trì bảo dưỡng ít hơn.

Cơ chế tiếp xúc (Contact Mechanism)

Bộ phận dẫn điện được thiết kế theo kiểu modul hóa. Mỗi cực gồm có các tiếp điểm chính và các tiếp điểm hồ quang, các tiếp điểm này được lắp đặt trong các vỏ bọc modul hóa. Các tiếp điểm này được chế tạo từ hợp kim bạc. Hoạt động của tiếp điểm hồ quang với tiếp điểm chính là các tiếp điểm hồ quang sẽ đóng trước và mở sau các tiếp điểm chính.
 
Điều này giảm bớt sự ăn mòn các tiếp điểm chính trong các trạng thái hoạt động bình thường và ngắn mạch. Dụng cụ đo lường dòng điện được đặt bên trong mỗi bộ cực xung quanh đầu nối thấp hơn.

Cấu tạo bên trong của máy cắt không khí ACB:

Cấu tạo bên trong máy cắt không khí ACB 
HÌnh ảnh: Cấu tạo bên trong máy cắt không khí ACB

Chú thích:

1.Trạm đấu nối của mạch điều khiển; 
 
2.Đấu nối mạch điều khiển;
 
3.Công tắc phụ;
 
4.Thiết bị cắt mạch song song, cuộn đóng;
 
5.Rơ le ngắt máy – điện tử;
 
6.Mặt che trước ;
 
7.Cơ cấu đóng ;
 
8.Cơ cấu nhả ;
 
9.Cơ cấu sạc ;
 
10.Lò xo đóng ;
 
11.Cơ cấu kéo ra ;
 
12.Đế cách ly;
 
13.Buồng dập hồ quang ;
 
14.Tiếp điểm động chính;
 
15.Tiếp điểm cố định chính ;
 
16.Thanh dẫn phía dây ;
 
17.Thanh dẫn phía tải ;
 
18.Lò xo tiếp xúc ;
 
19.Biến dòng ;
 
20.Cuộn dây cảm biến dòng ;
 
21.Lưới bảo vệ ;
 
22.Mạch nối.

Cấu tạo bên ngoài của máy cắt không khí ACB:

Cấu tạo bên ngoài máy cắt không khí ACB 
Hình ảnh: Cấu tạo bên ngoài của máy cắt không khí ACB
 
Chú thích:
 
1.Buồng dập hồ quang;
 
2.Đấu nối mạch điều khiển;
 
3.Khóa;
 
4.Rơ le ngắt máy;
 
5.Cần nạp điện;
 
6.Nút on ;
 
7.Nút off ;
 
8.Bô hiển thị on/off;
 
9.Bộ hiển thị nạp điện ;
 
10.Lỗ hỏng cho cơ cấu kéo ;
 
11.Cái móc khóa ;
 
12.Bộ hiển thị vị trí ;
 
13.Bộ đếm ;
 
14.Tay vịnh mở rộng ;
 
15.Lổ hổng cố định vị trí.
 
Cơ chế nhả
 
Gồm có các chốt giữ từ tính mà nó liên kết với các nút ấn báo nhả. Mạch điện cung cấp một tín hiệu cho bộ phần này trong trường hợp xảy ra quá dòng, quá tải…và bộ phận này sẽ tác động để nhả máy cắt.
 
Trong trường hợp bảo vệ quá dòng thì dòng điện cảm ứng được gửi đến từ máy biến dòng (Current Transformer – CT) được lắp đặt trên các đầu nối chính. Nếu xảy ra bất cư lỗi nào khác nữa thì đầu ra thứ 2 của CT sẽ tăng nên.Tín hiệu từ đầu ra thứ 2 sẽ được truyền tới bộ vi điều khiển trong mạch điện.
 
Bộ vi điều khiển sẽ được lặp trình để tạo ra các tín hiệu xử lý ứng với mỗi trường hợp cụ thể. Tín hiệu một chiều được tạo ra để cấp cho bộ phận nhả từ tình mà nó làm nhiệm vụ mở máy. Thời gian cắt yêu cầu và dòng điện cắt có thể được cài đặt thông qua sự giúp đỡ của các công tắc chuyển đổi được cung cấp trên panel phía trước của mạch điện phụ trơ.
 
Về mặt bảo quản, bảo trì định kì phải thật nghiêm ngặt. Buồng dập hồ quang của thiết bị được chế tạo theo kiểu khí nén kết hợp với các tấ ngăn bằng hữu cơ bởi các lá thép xẽ rãnh hình chữ V và các cuộn dây từ trường để kéo dài hồ quang.
 
Các phụ kiện lắp thêm cho máy cắt không khí ACB:
 
- Motor Drive (MD): MD-AD250-W (200~250V AC-DC)
 
- Closing Coil (CC): CC-AD250-W ( 100~250V AC-DC)
 
- Shunt Trip device (SHT): SHT-AD250-W (100~250V AC-DC), Cần dùng kèm với AX
 
- Under Voltage Trip device (UVT): Là thiết bị tự động CẮT máy cắt khi điện áp của nguồn qua máy cắt thấp hơn điện áp
định mức. Bộ bảo vệ thấp áp (UVT) này bao gồm cuộn tác động và bộ điều khiển.
 
- Auxiliary switch (AX): AX(0A0B), AX(1A,1B), ..,Max. AX(5A,5B)
 
-Mechanical Interlock (MI): Thiết bị này dùng để phòng tránh khả năng thao tác cùng lúc 2, 3 máy cắt. Được dùng để khóa liên động cơ khí trong các ứng dụng chuyển đổi nguồn điện (ATS). Các ứng dụng được nâng mức độ an toàn cao hơn nếu kết hợp với khóa liên động điện (bằng cách liên động các SHT, CC của các máy cắt với nhau).